Hiến Pháp – Tứ Quyền Phân Lập

Tứ Quyền Phân Lập: Là một mô hình gồm có: Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp – Công Pháp (Cử tri là tổng tư lệnh quân dự bị Liên Bang)

Vì:

– Người Việt Nam Cộng Hòa nói không với  co do

– Người CHXHCN Việt Nam nói không với  co vang

Nên Lamvietblog sử dụng một lá cờ do một thanh niên Việt Nam đề xuất: Cờ Hòa Giải Dân Tộc, làm lá cờ trung lập cho cả 2 phía VNCH và CHXHCN Việt Nam.

Tên Quốc Gia mới có trong bài này Lamvietblog chỉ đặt tạm, toàn dân có quyền thay đổi tên Quốc Gia, và bản Tuyên Ngôn Độc Lập – Hiến Pháp bên dưới đây được Lamvietblog viết ra để mọi người cùng tham khảo.

.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

.

Image

.

HIẾN PHÁP

LIÊN HIỆP CÁC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT VÀ BIỂN ĐÔNG

(THE UNITED ETHNICS DAIVIET AND EAST SEA)

VIẾT TẮT LÀ LIÊN HIỆP ĐẠI VIỆT (UDV)

.

.

.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Từ thời kỳ đồ đá cũ cách nay hàng chục ngàn năm, đã xuất hiện dấu vết con người trên lãnh thổ Đại Việt. Từ đó đã hình thành nên nhiều nền văn hóa dân tộc và phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp. Trãi qua nhiều ngàn năm lịch sử và phát triển, người Đại Việt đã hình thành nhà nước Văn Lang, là một nhà nước đầu tiên có tổ chức bởi các vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.

Dưới sức mạnh liên kết của các bộ tộc qua từng thời kỳ lịch sử, người Đại Việt đã kiên cường chống lại Bắc Thuộc như giặc Hán, giặc Đường hình thành nhà nước độc lập và tự chủ bởi các chiến công của thời tiền Ngô và sự thống nhất của Đinh Bộ Lĩnh đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Sự tự chủ và hưng thịnh của các tộc người Việt Nam được duy trì bền vững với quốc gia Đại Việt (1054 – 1804) được thành lập dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đại Việt không ngừng phát triển và mở rộng liên kết các bộ tộc, mở rộng lãnh thổ quốc gia xuống đến Gia Định bởi những chiến công thống nhất quốc gia của Nguyễn Huệ, niên hiệu vua Quang Trung. Đến năm 1804 vua Gia Long đổi tên nước là Việt Nam, thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa và Trường Sa,..v.v…

Đại Việt là một quốc gia của nhân dân Đại Việt, của các dân tộc Đại Việt bởi sự liên kết và thống nhất trãi qua hàng chục ngàn năm lịch sử, đó là một chân lý. Dưới sự tiến bộ và phát triển của nhân loại trên toàn địa cầu, nhân dân Đại Việt cùng hòa vào các giá trị lịch sử của quốc tế, tuân thủ và tôn trọng các giá trị nhân quyền mà Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được hình thành bởi đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948.

Dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay, nhân dân và các dân tộc Đại Việt đã bị giặc Tàu phương bắc tước đoạt quyền tự chủ tại Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, bị chính quyền Trung Quốc và Đài Loan xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, làm tổn hại đến các giá trị lịch sử từ nhiều chục ngàn năm nay của cả dân tộc Đại Việt bởi các đời Vua Hùng đến vua Gia Long đã dày công xây dựng và mở rộng lãnh thổ quốc gia. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngang nhiên vi phạm các giá trị và sự phát triển của quốc tế về nhân quyền, đàn áp và bắt bớ, tù đày nhân dân Đại Việt vô cớ.

Với nhận thức rằng:

Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới.

Sự coi thường và xâm phạm các quyền con người đã dẫn đến những hành động tàn bạo xúc phạm tới lương tâm nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và nghèo khổ cùng cực, được coi là khát vọng cao nhất của loài người,

Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức.

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em.

Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền cơ bản là quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu cho cuộc sống và mọi người được đảm bảo có các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do thể hiện quan điểm và thực thi chính trị, quyền tự do về giới tính,..v.v… Mà không được can thiệp và xúc phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác.

Dựa trên các quyền cơ bản trên, nhân dân và các dân tộc Đại Việt không chấp nhận và không cho phép một sự lãnh đạo độc quyền và độc tài của bất kỳ cá nhân, tổ chức, hoặc đảng phái chính trị nào trên lãnh thổ Đại Việt với nhân dân và các dân tộcĐại Việt.

Được thông qua trong đại hội các đại biểu đại diện cho các dân tộc, các tổ chức, các đảng chính trị, các đại biểu của các tỉnh và thành phố ngày….. tháng…. Năm…… Nhân dân Đại Việt thống nhất biểu quyết hình thành và tuyên bố độc lập cho nhà nước LIÊN HIỆP CÁC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT VÀ BIỂN ĐÔNG, viết tắt là LIÊN HIỆP ĐẠI VIỆT yêu cầu đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hãy công nhận những đòi hỏi độc lập và nhân quyền chính đáng của chúng ta trong việc nhân danh và thực thi quyền lực của toàn thể nhân dân và các dân tộc Đại Việt.

.

.

.

HIẾN PHÁP CỦA LIÊN HIỆP CÁC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT VÀ BIỂN ĐÔNG

.

Hiến pháp Liên Hiệp Đại Việt đã được đệ trình trong hội nghị lập hiến vào năm 2013

nhằm thiết lập thể chế của chính phủ Liên Hiệp và bắt đầu có hiệu lực từ ……

Hiến pháp cô đọng, ngắn gọn, được trình bày tổng quát

những nguyên tắc tạo khả năng mở rộng ý nghĩa

và thúc đẩy sự phát triển từ một quốc gia gồm có 64 tỉnh – thành phố

trãi dài qua 3 miền Bắc – Trung – Nam thành một quốc gia Liên Hiệp

theo mô hình tứ quyền phân lập bao gồm:

Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp – Công Pháp

gồm có 64 bang bao gồm Hoàng Sa – Trường Sa

thuộc biển Đông Việt Nam.

.

.

.

LIÊN HIỆP CÁC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT VÀ BIỂN ĐÔNG là một nhà nước của nhân dân và các dân tộc Đại Việt, độc lập, có chủ quyền vùng trời và đất liền từ Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng (toàn bộ thác Bản Giốc), Lạng Sơn (bao gồm trấn ải Nam Quan), Quảng Ninh, trãi dài đến mũi Cà Mau, chủ quyền vùng trời và vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo công ước quốc tế UNCLOS từ Móng Cái, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa, Phú Quý, Côn Đảo, quần đảo Trường Sa, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc.

CHÚNG TÔI, TOÀN DÂN LIÊN HIỆP CÁC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT VÀ BIỂN ĐÔNG với mục đích tiếp nối và phát huy tinh thần liên kết truyền thống bền chặt của các dân tộc từ nhiều chục ngàn năm nay bởi các vua Hùng – vua Lý Thánh Tông – vua Gia Long để tiến đến xây dựng một Liên Hiệp Đại Việt hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý – hòa bình, đảm bảo an ninh trong nước, thúc đẩy sự thịnh vượng của toàn dân, tôn trọng nhân quyền và thực thi nghiêm túc các công ước của Liên Hiệp Quốc, giữ vững nền tự do và chủ quyền quốc gia cho các dân tộc và cho con cháu chúng ta, quyết định xây dựng hiến pháp này cho LIÊN HIỆP CÁC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT VÀ BIỂN ĐÔNG.

.

.

CHƯƠNG 1 –

.

ĐIỀU 1: Toàn bộ quyền lực Lập Pháp được thừa nhận tại đây sẽ được nhân dân trao cho Quốc Hội Liên Hiệp Đại Việt. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện, thành viên của Quốc Hội là các nghị sĩ đại diện cho cử tri hoặc là đại diện của các đảng viên, không quá 7 đảng chính trị sinh hoạt thường niên trong Quốc Hội.

Điều 2: Hạ viện sẽ gồm có các thành viên là hạ nghị sĩ cứ 2 năm một lần được nhân dân ở các bang bầu ra.

Những người có thể được bầu làm hạ nghị sĩ phải từ 25 tuổi trở lên và phải là công dân của Liên Hiệp Việt Nam ít nhất 20 năm, phải là cư dân sinh sống ở bang mà người đó được lựa chọn.

Hạ nghị sĩ phải là người tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng, không có tiền án – tiền sự và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân.

Mỗi hạ nghị sĩ sẽ đại diện cho không quá 200,000 cử tri được phân chia theo địa hạt trong từng bang, hoặc sẽ đại diện cho không dưới 600,000 đảng viên của một đảng chính trị theo địa hạt trong từng bang. Nhưng mỗi bang sẽ có ít nhất là một hạ nghị sĩ không là đảng viên của bất kỳ đảng chính trị nào.

Hạ viện có tối đa 440 ghế, trong đó 80% tương đương 352 ghế thuộc về các Hạ Nghị Sĩ của cử tri địa hạt, 20% tương đương 88 ghế còn lại thuộc về các Hạ Nghị Sĩ đại diện cho 7 đảng chính trị hoạt động trong Quốc Hội.

Khi khuyết ghế dân biểu ở bất cứ một bang nào thì chính quyền ở đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào những chổ trống đó.

Hạ viện sẽ bầu ra Chủ Tịch và các quan chức khác của viện cứ mỗi hai năm một lần và họ là những người duy nhất có quyền kết tội các quan chức và công chức nhà nước.

ĐIỀU 3: Thượng Viện làm việc sẽ gồm có ba cấp với nhiệm kỳ tương đương:

– Thượng nghị sĩ cấp 1 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 2 của nhiệm kỳ.

– Thượng nghị sĩ cấp 2 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ.

– Thượng nghị sĩ cấp 3 sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 6 của nhiệm kỳ.

Thượng Viện có 192 ghế, trong đó 100% tương đương với 192 ghế thuộc về Thượng Nghị Sĩ đại diện cho cử tri, không có Thượng Nghị Sĩ đại diện cho 7 đảng chính trị hoạt động Trong Quốc Hội.

Cử tri ở mỗi bang được quyền bãi nhiệm, hoặc bầu ra 3 thượng nghị sĩ tương ứng theo ba cấp của Thượng Viện, mỗi Thượng Nghị Sĩ sẽ có nhiệm kỳ tối đa là 8 năm và có một phiếu biểu quyết.

Thượng nghị sĩ cả 3 cấp này được cử tri cân nhắc tiến cử từ những người lãnh đạo của bang, như thống đốc, hoặc phó thống đốc bang.

Sau khi thượng nghị sĩ cấp 3 kết thúc nhiệm kỳ 6 năm, các thượng nghị sĩ cấp 1 và cấp 2 sẽ được cử tri ở bang đó biểu quyết vào vị trí thượng nghị sĩ cấp 3 ứng với số nhiệm kỳ còn lại của một Thượng Nghị Sĩ tại Thượng Viện.

Những người có thể được bầu làm Thượng Nghị Sĩ phải từ 30 tuổi trở lên và phải là công dân của Liên Hiệp Việt Nam ít nhất 20 năm, phải là cư dân sinh sống ở bang mà người đó được lựa chọn.

Phó tổng thống Liên Hiệp Việt Nam sẽ là chủ tịch Thượng Viện, nhưng không có quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp số phiếu chống ngang nhau khi biểu quyết.

Cứ mỗi hai năm một lần, Thượng viện tiến hành bầu ra những quan chức khác và cả quyền chủ tịch khi phó tổng thống Liên Hiệp Đại Việt vắng mặt, hoặc khi Phó Tổng Thống đảm nhận chức vụ Tổng Thống Liên Hiệp Đại Việt.

Thượng nghị sĩ cấp 1 và cấp 2 được xem như là cánh tả và cánh hữu hổ trợ cho Thượng nghị sĩ cấp 3 đại diện của bang, tuy nhiên trong quá trình bầu cử của Thượng nghị viện thì quyền lợi của các thượng nghị sĩ là ngang nhau.

Thượng Viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả các vụ bị kết tội. Khi nhóm họp để xét xử, Thượng Nghị Sĩ sẽ phải tuyên thệ, hoặc thề. Trong trường hợp xét xử Tổng Thống, Chánh Án tòa án tối cao sẽ chủ tọa phiên tòa. Không một ai bị kết án nếu không được sự nhất trí của hai phần ba các thượng nghị sĩ có mặt.

Mức án áp dụng trong những vụ buộc tội này không vượt quá sự cách chức và tước quyền của bị cáo đang đảm nhận một chức tước danh dự, có lợi tức hoặc không có lợi lộc trong chính quyền Liên Hiệp Đại Việt, tuy vậy họ vẫn có thể bị truy tố, xét xử, kết án và bị trừng phạt theo luật định.

ĐIỀU 4: Quốc Hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và phiên họp này sẽ vào ngày thứ 3 của tuần thứ 2 của tháng 1, trừ trường hợp Quốc Hội có thể quy định một ngày khác dựa theo luật định.

ĐIỀU 5: Mỗi viện sẽ có thẩm quyền về cuộc bầu cử của mình, về kết quả của cuộc bầu cử đó và về việc đánh giá tiêu chuẩn của các nghị sĩ.

Mỗi Viện có thể qui định những qui chế của mình, thi hành kỷ luật những thành viên có hành vi sai phạm và khai trừ một thành viên với sự nhất trí của hai phần ba số thành viên.

Mỗi Viện ấn hành một tờ nội san về công việc của mình và thông báo theo định kỳ các công việc đó trên tờ nội san, trừ những việc mà viện cho là cần phải giữ bí mật. Những phiếu thuận và phiếu chống của các thành viên thuộc hai Viện về mọi vấn đề sẽ được công bố trên nội san theo yêu cầu của một phần năm các thành viên có mặt.

Trong thời gian khóa họp của Quốc Hội, nếu không được sự đồng ý của Viện kia, thì không một Viện nào có thể nghỉ họp quá ba ngày, hoặc chuyển sang địa điểm khác với địa điểm mà hai Viện đã quyết định.

ĐIỀU 6: Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được nhận một khoản trợ cấp cho công việc của mình theo luật định và được ngân khố của Liên Hiệp Đại Việt thanh toán. Trong mọi trường hợp, trừ khi có tội phản quốc, trọng tội và tội vi phạm nền an ninh, họ được hưởng đặc quyền không bị bắt giam trong thời gian tham dự khóa họp của viện, trong khi tới cuộc họp và trở về nhà từ cuộc họp. Đối với những lời phát biểu và tranh luận của họ trong cả hai Viện này, họ có quyền không bị chất vấn ở những nơi khác.

Trong thời gian được bầu làm thượng nghị sĩ, hoặc hạ nghị sĩ không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một chức vụ dân sự trong chính quyền Liên Hiệp Đại Việt. Trong thời gian đó tiền lương của họ sẽ không bị giảm và không một ai đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự nào trong khi chính quyền Liên Hiệp Đại Việt được bầu vào quốc hội.

Chủ tịch Hạ Viện và chủ tịch Thượng Viện không là đảng viên của bất kỳ đảng chính trị nào, ứng cử viên thay thế vị trí chủ tịch cho cả 2 Viện đều không là đảng viên của bất kỳ đảng chính trị nào.

ĐIỀU 7: Tất cả dự luật về tích lũy tổng thu nhập sẽ do Hạ Viện đề xuất, nhưng Thượng Viện có quyền đề nghị, hoặc chấp thuận những điều sửa đổi trong các dự luật này cũng như đối với những dự luật khác.

Mỗi dự luật đã được thông qua tại Hạ Viện và Thượng Viện trước khi trở thành luật đều phải đệ trình lên Tổng Thống Liên Hiệp Việt Nam. Nếu tán thành, Tổng Thống sẽ ký phê chuẩn thành đạo luật. Nếu không tán thành, Tổng Thống sẽ trả lại Viện đã đưa ra dự luật đó cùng với ý kiến không tán thành.

Viện đưa ra dự luật sẽ tiếp nhận từ Tổng Thống và thông báo rộng rãi ý kiến không tán thành trong nội san và tiến hành xem xét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại và hai phần ba thành viên của Viện đó đồng ý thông qua dự luật, thì nó sẽ được gửi cho Viện còn lại, kèm theo ý kiến của một phần ba không tán thành.

Viện còn lại sẽ xem xét dự luật của Viện kia và nếu được hai phần ba Viện này phê chuẩn, thì dự luật sẽ được trở thành đạo luật, coi như Tổng Thống đã ký phê chuẩn.

Trong các trường hợp này, phiếu bầu của cả hai viện đều phải ghi rõ tán thành, hay không tán thành. Tên của những người tán thành và không tán thành dự luật sẽ được đưa vào nội san của mỗi Viện.

Những dự luật mà Tổng Thống không gửi trả lại Viện trong vòng 10 ngày (không kể ngày Chủ Nhật) sau khi đệ trình lên sẽ trở thành đạo luật, coi như Tổng Thống đã ký phê chuẩn.

Trong trường hợp Tổng Thống không tán thành và gửi trả lại dự luật cho Viện, nhưng cùng thời điểm đó Quốc Hội đang không nhóm họp quá 10 ngày (không kể ngày Chủ Nhật) thì dự luật sẽ không trở thành đạo luật.

Những mệnh lệnh, nghị quyết hoặc biểu quyết cần sự nhất trí của Thượng Viện, hoặc Hạ Viện (trừ trường hợp Quốc Hội nghỉ họp) sẽ được đệ trình lên tổng thống Liên Hiệp Việt Nam, và trước khi có hiệu lực chúng phải qua sự phê chuẩn của Tổng Thống. Nếu Tổng Thống không chấp thuận, cần phải có sự chấp thuận lần thứ hai của cả hai Viện với hai phần ba thành viên của mỗi Viện tán thành, theo đúng các quy chế và giới hạn được quy định cho các trường hợp về dự luật.

ĐIỀU 8: Quốc hội có quyền đặt ra và thu các khoản thuế, thuế quan, thuế môn bài để trả các khoản nợ và chi phí cho quốc phòng và phúc lợi công cộng của Liên Hiệp Đại Việt. Nhưng các khoản thuế quan và thuế môn bài đều phải thống nhất trên toàn quốc Liên Hiệp Đại Việt. Quốc Hội có quyền:

Vay tiền theo tín dụng cho Liên Hiệp Đại Việt.

Quy định về thương mại với ngoại quốc, giữa các bang và với các dân tộc thiểu số.

Xây dựng đạo luật thống nhất về việc nhập quốc tịch và luật thống nhất trong toàn lãnh thổ Liên Hiệp Đại Việt về các vấn đề phá sản.

Đúc và in tiền, quy định giá trị của đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài, xác định tiêu chuẩn cân đo.

Trừng phạt những vụ làm giả trái phiếu và đồng tiền đang lưu hành ở Liên Hiệp Đại Việt.

Xây dựng các trạm bưu điện và mạng lưới bưu điện.

Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo quyền sở hữu của các tác giả và phát minh đối với các tác phẩm và phát minh trong thời gian hạn định.

Thiết lập các tòa án dưới quyền của tòa án tối cao.

Thiết lập và duy trì quân đội Liên Hiệp Đại Việt.

Soạn thảo các luật lệ và các qui chế về lực lượng quân đội Liên Hiệp Đại Việt.

Xác định rõ và trừng phạt các tội cướp biển và trọng tội xảy ra trên biển và những sự vi phạm luật pháp quốc tế.

Soạn thảo những luật liên quan tới sự chiếm dụng đất và nguồn nước, ban bố văn bản trao quyền cho các tàu tư nhân được phép tấn công các tàu nước ngoài.

Soạn thảo những điều luật cần thiết để thực thi quyền lập pháp đặc biệt chấp nhận sự sát nhập của các nhóm dân tộc khác, hoặc của một địa phương nước bạn muốn li khai và sát nhập vào quốc gia Liên Hiệp Đại Việt.

Quốc Hội có quyền chỉ thị cơ quan chính phủ được quyền xem và nghe lén viễn thông, thư và thư điện tử, tín hiệu truyền thông vệ tinh,..v.v… của nhân dân khi đất nước bị đặt vào tình trạng báo động cao nguy cơ khủng bố và phiến quân nổi loạn.

Soạn thảo mọi điều luật cần thiết và đúng đắn để thực thi những quyền lực nói trên, cũng như tất cả những quyền lực khác đã được hiến pháp này trao cho chính phủ Liên Hiệp Đại Việt, hoặc cho bất cứ một cơ quan và quan chức nào khác.

ĐIỀU 9: Quyền được tòa án thẩm định lý do bắt giam sẽ không bị tước đoạt, trừ trường hợp có phiến loạn và xâm lược và do yêu cầu nhằm đảm bảo nền an ninh chung.

Luật trừng phạt một con người mà không thông qua xét xử, hoặc luật trừng phạt những hành vi không vi phạm pháp luật sẽ không được thông qua.

Quốc hội sẽ có quyền ban hành và thu các khoản thuế thu nhập có từ bất cứ nguồn nào mà không phân bổ tỷ lệ giữa các bang và không dựa vào bất cứ sự thống kê và điều tra dân số nào.

Sẽ không đặt ra các loại thuế, hoặc thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ bất cứ bang nào.

Sẽ không được rút bất cứ khoản tiền nào từ ngân khố, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Bản báo cáo tài chính thu chi thường kỳ của những khoản tiền công cộng phải được công bố thường xuyên.

ĐIỀU 10: Không một bang mào được phép tham gia vào bất cứ một hiệp ước, khối đồng minh hoặc liên hiệp nào ngoài Liên Hiệp Đại Việt; không được phép cấp giấy phép trưng dụng, bắt giữ tàu thuyền nước ngoài; không được đúc tiền hoặc phát hành trái phiếu; hoàn toàn không được dùng các đồng tiền vàng và bạc để thanh toán các khoản nợ; không được thông qua luật trừng phạt con người mà không qua xét xử và luật trừng phạt con người về một hành vi không vi phạm pháp luật hoặc một đạo luật nào phương hại đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

Nếu không được sự đồng ý của Quốc hội, không một bang nào được đặt ra thuế và thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ trường hợp hết sức cần thiết cho việc thực hiện các điều luật về thanh tra, và hệ thống thuế đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu do một bang nào đó đặt ra sẽ phải đóng góp cho ngân khố Liên Hiệp Đại Việt, đồng thời tất cả các điều luật này đều phải đệ trình lên để quốc hội xét duyệt và kiểm soát.

Nếu không được sự đồng ý của Quốc Hội, không một bang nào được đánh thuế tàu, duy trì các đội quân và tàu chiến trong thời kỳ hòa bình, ký kết hiệp định hoặc thỏa ước với một bang khác hoặc với lực lượng nước ngoài hoặc tham gia vào cuộc chiến tranh, trừ trường hợp thực sự bị xâm lược hoặc lâm vào tình trạng sắp xảy ra nguy hiểm và không thể trì hoãn.

.

.

– CHƯƠNG 2 –

.

ĐIỀU 11: Quyền lực Hành Pháp sẽ được nhân dân trao cho Tổng Thống Liên Hiệp Đại Việt. Tổng Thống giữ chức vụ của mình trong nhiệm kỳ bốn năm và cùng với Phó Tổng Thống cũng được bầu ra theo cùng một nhiệm kỳ và được bầu cử theo thể thức sau đây:

Người có đủ tiêu chuẩn được bầu làm tổng thống Liên Hiệp Đại Việt phải là công dân sinh ra tại bản địa, từ 35 tuổi trở lên, phải sống tại bản địa ít nhất là 30 năm, đã từng là nghị sĩ của một trong hai Viện tại Quốc Hội Liên Hiệp Đại Việt.

Quốc hội quyết định ngày cử tri trên toàn quốc tiến hành bỏ phiếu bầu cử Tổng Thống theo hình thức bỏ phiếu kín, kiểm phiếu công khai có giám sát của cử tri và nghị sĩ địa phương.

Trước kỳ bầu cử Tổng Thống 12 tháng, ba ứng cử viên của cử tri tiến hành bầu cử sơ bộ tại bang để bầu ra một ứng cử viên Tổng Thống duy nhất đại diện cho bang.

Trước kỳ bầu cử Tổng Thống 10 tháng, các nghị sĩ của cả 2 Viện tiến hành bầu cử vòng loại dành cho các ứng cử viên Tổng Thống của 64 bang để chọn ra 3 ứng cử viên xuất sắc nhất, theo mô hình tín nhiệm từ 1 đến 10 điểm. Ba ứng cử viên nào có điểm số cao nhất sẽ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử cho cá nhân trước các cử tri trên toàn quốc. Trường hợp có 2, hoặc 3 ứng cử viên có cùng điểm số để cạnh tranh với 2 ứng cử viên đã được xác định, các nghị sĩ sẽ chọn ra 3 Thượng Nghị Sĩ và 4 Hạ Nghị Sĩ để bỏ phiếu kín chọn ra một ứng cử viên Tổng Thống duy nhất trong 2, hoặc 3 người đó để tiếp tục tranh cử với 2 ứng cử viên Tổng Thống đã được xác định.

Trước kỳ bầu cử Tổng Thống chín tháng, 3 ứng cử viên còn lại sẽ chạy đua vận động tranh cử trước các cử tri trên toàn quốc. Đồng thời 3 ứng cử viên này sẽ giới thiệu ứng viên vào vị trí Phó Tổng Thống ra trước cử tri toàn quốc.

Ứng cử viên Phó Tổng Thống phải là người có đủ tiêu chuẩn trở thành Tổng Thống.

Trước kỳ bầu cử Tổng Thống bốn tháng, theo khảo sát công khai trên hệ thống truyền thông nếu ứng cử viên nào có chỉ số được cử tri ủng hộ thấp hơn 2 ứng cử viên còn lại, ứng cử viên Tổng Thống đó sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc tranh cử.

Trước kỳ bầu cử Tổng Thống hai tháng, hai ứng cử viên còn lại sẽ tiến hành 3 cuộc tranh luận công khai trên truyền hình về các đường lối và chính sách, cũng như trình bày các cam kết sẽ thực hiện với cử tri trong suốt nhiệm kỳ đắc cử.

Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tự do không đăng ký, hoặc đăng ký làm cử tri để tham gia bỏ phiếu bầu chọn Tổng Thống mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều luật nào quy định. Cử tri sẽ bị xử phạt theo pháp luật nếu không tiến hành bầu cử như đã đăng ký, trừ trường hợp bệnh nặng, qua đời.

Quyền bầu cử của các công dân Liên Hiệp Đại Việt sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi liên bang hoặc bất cứ bang nào khi bị dựa vào lý do chủng tộc, màu da, hay giới tính.

Tổng Thống là ứng cử viên đạt được đa số phiếu bầu từ các cử tri trên toàn quốc.

Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống sẽ kết thúc vào đúng trưa ngày thứ 3 của tuần cuối cùng của tháng giêng và nhiệm kỳ của những người kế nhiệm họ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó.

Trong trường hợp Tổng Thống bị phế truất, qua đời hoặc từ chức, Phó Tổng Thống sẽ trở thành Tổng Thống.

Trong trường hợp vị trí Phó Tổng Thống bị bỏ trống, Tổng Thống sẽ chỉ định một người làm Phó Tổng Thống, nhưng phải được đa số phiếu bầu của cả hai Viện trong Quốc Hội.

Tổng Thống và Phó Tổng Thống phải tuyên thề khi nhậm chức: “Tôi trân trọng tuyên thề rằng, tôi sẽ giữ chức vụ Tổng Thống (Phó Tổng Thống) Liên Hiệp Đại Việt với lòng trung thành tuyệt đối với nhân dân, với tổ quốc, tôi không được quyền sử dụng lực lượng an ninh và quân đội đàn áp nhân dân ôn hòa, tôi sẽ không đòi độc quyền – không kích động bạo lực – không đòi ly khai – không ủng hộ phiến loạn chống lại Liên Hiệp Đại Việt, tôi tôn trọng nền hòa bình và độc lập của Liên Hiệp Đại Việt, tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, gìn giữ và bảo vệ hiến pháp Liên Hiệp Đại Việt.”

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng Thống sẽ được nhận một khoản tiền lương trả cho công việc của mình, khoản tiền này sẽ không tăng và cũng không giảm trong suốt nhiệm kỳ này và Tổng Thống cũng không có quyền được nhận bất cứ một khoản tiền nào khác của Liên Hiệp Đại Việt, hoặc bất cứ một bang, hay tổ chức và cá nhân nào.

ĐIỀU 12: Tổng Thống sẽ là tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân thuộc quân đội Liên Hiệp Đại Việt mà không là tổng tư lệnh của lực lượng lục quân và hải quân dự bị liên bang.

Tổng Thống có thể yêu cầu các quan chức phụ trách các cơ quan hành pháp đề xuất ý kiến bằng văn bản về bất cứ vấn đề nào liên quan tới nhiệm vụ của những cơ quan đó.

Tổng Thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá đối với những hành vi chống lại Liên Hiệp Đại Việt, trừ trường hợp xét xử các vụ trọng tội.

Theo thỏa thuận và sự đồng ý của Thượng Viện với sự nhất trí của hai phần ba số Thượng Nghị Sĩ có mặt, Tổng Thống có quyền ký kết các điều ước. Và cũng theo thỏa thuận, đồng ý của Thượng Viện, Tổng Thống sẽ bổ nhiệm các đại sứ, các công sứ, lãnh sự, các quan tòa của tòa án tối cao và những quan chức khác của Liên Hiệp Đại Việt. Những việc bổ nhiệm này không làm trái với những quy định và sẽ được thực hiện theo luật định, nhưng Quốc Hội có thể căn cứ vào các điều luật mà thực hiện quyền bổ nhiệm các quan chức cấp dưới trong các tòa án, hoặc các vụ viện mà họ cho là phù hợp.

Tổng Thống sẽ có quyền bổ sung vào những chổ trống có thể xảy ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của Thượng Viện bằng cách cấp giấy ủy nhiệm có thời hạn đến cuối kỳ họp sau của Thượng Viện.

ĐIỀU 13: Theo thường lệ, Tổng Thống sẽ thông báo thường kỳ cho Quốc Hội về tình hình của Liên Bang và đề nghị Quốc Hội xem xét những biện pháp mà Tổng Thống thấy cần thiết và thích hợp. Trong trường hợp cần thiết, Tổng Thống có quyền triệu tập hai Viện hoặc một trong hai Viện.

Trong trườg hợp bất đồng giữa hai Viện về thời gian hoãn họp, Tổng Thống sẽ quyết định về thời gian cuộc họp sẽ hoãn đến bao giờ mà Tổng Thống cho là thích hợp.

Tổng Thống sẽ tiếp kiến các đại sứ và các công sứ.

Tổng Thống đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn và sẽ giao phó nhiệm vụ cho tất cả các quan chức của Liên Hiệp Đại Việt.

ĐIỀU 14: Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các quan chức dân sự của Liên Hiệp Đại Việt sẽ bị cách chức khi bị buộc tội phản quốc, tội nhận hối lộ cùng những tội nghiêm trọng khác.

Không người nào được bầu cử chức vụ Tổng Thống quá hai nhhiệm kỳ và không người nào đã đảm đương chức vụ Tổng Thống hoặc là quyền Tổng Thống quá hai năm trong nhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử.

Nhằm đảm bảo trật tự về chính trị và quyền lực, khi Tổng Tống bị nhân dân bất tín nhiệm và tuần hành biểu tình phản đối từ trên 1,000,000 dân và có trên 22 nghị sĩ đồng thuận phản đối Tổng Thống và kéo dài quá 3 ngày thì Tổng Thống phải buộc tạm từ nhiệm, Quốc Hội sẽ nhóm họp tiến hành biểu quyết người khác tạm quyền Tổng Thống cho đến khi Tổng Thống ra điều trần trước quốc hội và được sự đồng thuận của nhân dân chấm dứt tuần hành, hoặc cho đến khi Quốc Hội tiến hành một cuộc bầu cử Tổng Thống mới được diễn ra trên toàn quốc.

.

.

– CHƯƠNG 3 –

.

ĐIỀU 15: Quyền lực Tư Pháp của Liên Hiệp Đại Việt sẽ được nhân dân trao cho Tòa Án Tối Cao và những tòa án cấp dưới mà Quốc Hội có thể thiết lập trong một số trường hợp.

Các quan tòa của tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếu luôn luôn có hành vi chính đáng, phụng sự vì lợi ích của xã hội.

Trong thời gian đã nêu trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong suốt thời gian đó.

ĐIỀU 16: Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến Pháp này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, các điều luật của Liên Hiệp Đại Việt, các hiệp ước đã hoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính Phủ; đối với các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, đối với các trường hợp liên quan tới luật pháp hàng hải và hải quân; đối với các tranh chấp mà Liên Hiệp Đại Việt là một bên, đối với các cuộc tranh chấp giữa hai bang trở lên, giữa một bang với các công dân của bang khác, giữa các công dân của các bang khác nhau, giữa các công dân trong một bang tranh chấp đất đai do các bang khác nhau cấp, giữa một bang hoặc các công dân của bang đó với nước ngoài, hoặc các công dân và đối tượng nước ngoài.

Trong các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, và các trường hợp mà một bang thuộc về một bên, thì tòa án tối cao phải mở phiên tòa sơ thẩm. Trong những trường hợp khác, căn cứ vào luật pháp, vụ việc và cả những ngoại lệ và tuân theo những quy chế do Quốc Hội đề xuất, tòa án tối cao sẽ mở phiên tòa phúc thẩm.

Trừ những trường hợp bị buộc trọng tội, việc xét xử các tội sẽ phải thông qua Bồi Thẩm Đoàn và phiên tòa xét xử sẽ mở tại bang mà đã xảy ra vụ việc phạm tội. Nhưng nếu vụ việc không xảy ra trong bất cứ bang nào, thì phiên tòa sẽ họp ở một nơi mà Quốc Hội căn cứ vào luật để quyết định.

ĐIỀU 17: Tội phản quốc chống lại Liên Hiệp Đại Việt bao gồm hành vi gây chiến tranh tấn công nước này hoặc ủng hộ kẻ thù, trợ giúp và tán thành với chúng. Không một ai bị phán quyết về tội phản quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội công khai trước tòa.

.

.

– CHƯƠNG 4 –

.

ĐIỀU 17: Quyền lực Công Pháp của Liên Hiệp Đại Việt sẽ được nhân dân trao cho Hội Đồng Quân Sự Liên Bang, có trách nhiệm nuôi dưỡng, cung cấp và điều động lực lượng lục quân và hải quân dự bị bổ sung cho lực lượng quân đội Liên Hiệp Đại Việt.

Các thành viên của Hội Đồng Quân Sự Liên Bang là 64 thống đốc đang tại chức lãnh đạo của 64 bang.

Chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Liên Bang sẽ là tổng tư lệnh của lực lượng lục quân và hải quân dự bị liên bang, không được quyền tự quyết điều động quân dự bị mà phải thông qua sự biểu quyết của cả Hội Đồng.

Trong trường hợp Phó Tổng Thống bị phế truất, qua đời hoặc từ chức, chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Liên Bang sẽ trở thành Phó Tổng Thống. Khi đó Hội Đồng Quân Sự Liên Bang nhóm họp tiến hành biểu quyết chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Liên Bang mới. Ứng cử viên chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Liên Bang phải là người có tiêu chuẩn trở thành Tổng Thống.

Mỗi thống đốc bang là một tổng tư lệnh lực lượng lục quân và hải quân dự bị của bang, nhưng không được quyền điều động lực lượng lục quân và hải quân dự bị của bang mà phải thông qua sự biểu quyết của các dân biểu và cử tri các địa hạt trong bang.

Thiết lập và duy trì lực lượng lục quân và hải quân dự bị của bang và liên bang.

Soạn thảo các luật lệ và các qui chế về lực lượng lục quân và hải quân dự bị của bang và liên bang.

Trù liệu việc xây dựng lực lượng dự bị nhằm thực thi luật pháp của bang và Liên bang, trấn áp các cuộc phiến loạn và đẩy lùi xâm lăng.

Trù liệu sự tổ chức, vũ trang và duy trì kỷ luật các lực lượng dự bị của các bang, và trù liệu việc lãnh đạo các lực lượng này khi nào được huy động vào lực lượng quân đội Liên Hiệp Đại Việt, trong khi vẫn giành cho các bang cụ thể được bổ nhiệm sỹ quan và quyền huấn luyện lực lượng dự bị của mỗi bang theo chuyên ngành mà Quốc Hội đã quy định.

ĐIỀU 18: Lực lượng lục quân, hải quân, an ninh không được dùng vũ lực và vũ khí chuyên dụng để đàn áp các đoàn biểu tình ôn hòa hợp pháp của nhân dân, nhưng có quyền dùng vũ lực và vũ khí chuyên dụng để dẹp tan phiến loạn bạo lực và phạm pháp.

Bất kỳ quân nhân nào, lực lượng an ninh nào sử dụng vũ lực và vũ khí chuyên dụng quá tay với nhân dân ôn hòa và hợp pháp sẽ bị nghiêm trị bằng hình thức xử phạt cao nhất theo luật định.

Lực lượng lục quân và hải quân không được đóng quân trong nhà dân vào thời bình mà không được sự cho phép của nhân dân.

.

.

– CHƯƠNG 5 –

.

ĐIỀU 19: Mỗi bang đều phải tin tưởng tuyệt đối vào các điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng của các bang khác. Quốc hội bằng những luật có tính chất chung quy định cách thức chứng thực các điều luật, hồ sơ và thủ tục tố tụng đó, cũng như hiệu lực của chúng.

ĐIỀU 20: Công dân của mỗi bang sẽ được hưởng mọi đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm như công dân của các bang khác.

Ứng cử viên Thống Đốc bang và các Phó Thống Đốc bang và các Thị Trưởng – Phó Thị Trưởng không được là đảng viên của bất kỳ đảng chính trị nào, phải là người tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng, không có tiền án – tiền sự và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân.

Việc nhập cư của những người hiện đang sống ở bất cứ bang nào sẽ bị đánh thuế không quá $…. cho mỗi người nhập cư vào bang khác.

Công dân trong địa hạt của bang khi tham gia và trở thành đảng viên của một đảng chính trị sẽ đồng nghĩa tự nguyện tước bỏ quyền cử tri tại địa hạt của bang, đồng thời cũng tự nguyện tước bỏ quyền tự ứng cử trở thành Hạ Nghị Sĩ của cử tri mà chỉ được tham gia tự ứng cử trong nội bộ đảng chính trị mà người đó là đảng viên. Ai làm trái là vi hiến và sẽ bị xét xử theo luật định.

Tất cả nhân sự khi đăng ký tham gia vào việc công của các cơ quan chính quyền, lập pháp và hành pháp của bang  phải là người tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng, không có tiền án – tiền sự và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, đều phải được biểu quyết định kỳ thông qua một hội đồng gồm có ít nhất hai phần ba số lượng nghị sĩ của toàn bang và được thống đốc bang thông qua.

Tất cả công dân Liên Hiệp Việt Nam đều được hổ trợ luật sư miễn phí bởi các luật định về nghề luật sư để hổ trợ công dân trong các mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp và vi phạm luật dân sự tiểu hình.

Tất cả công dân Liên Hiệp Việt Nam đều được hổ trợ phúc lợi xã hội tối thiểu, tội danh xâm hại đến tài sản của người khác dưới mọi hình thức và không cần phân biệt giá trị tài sản khi có tang chứng, vật chứng, vết tích hoặc có từ 2 người làm chứng trở lên đều bị xem như đã phạm tội đại hình. Bất kỳ cá nhân nào vu khống người khác phạm phải tội xâm hại đến tài sản của người khác mà không cung cấp được tang chứng, vật chứng, vết tích đều phạm phải tội đại hình. Riêng với trẻ em từ dưới 7 tuổi, hoặc người bị thiểu năng có giấy chứng nhận bệnh sử và được sự bảo lãnh của người nuôi dưỡng hoặc giám hộ trong sạch sẽ được xem xét miễn truy cứu hoặc được giảm tội là tiểu hình.

Hành vi mua chuộc cử tri bằng tiền hoặc bằng tài sản có giá trị hoặc bằng lợi ích cá nhân, hoặc gian lận bầu cử dưới mọi hình thức đều bị xem là tội đại hình, các công dân Liên Hiệp Đại Việt có liên quan sẽ bị tước đoạt vĩnh viễn quyền cử tri, quyền tự ứng cử và tranh cử dưới mọi hình thức.

Trong suốt quá trình sinh ra và được quyền mưu cầu sống, công dân Liên Hiệp Đại Việt phạm phải 3 tội tiểu hình sẽ mặc nhiên được xem là một tội đại hình, công dân phạm phải 2 tội đại hình bất kỳ và 1 tội tiểu hình sẽ được áp dụng thi hành án với hình phạt cao nhất theo luật định là tử hình.

Cá nhân bị truy tố về tội phản quốc, trọng tội hoặc một tội nào khác mà trốn tránh pháp luật và bị tìm thấy ở một bang khác, thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của bang mà người đó chạy trốn, sẽ bị trao trả lại và dẫn độ về bang có thẩm quyền xét xử.

Không một chế độ nô lệ hoặc lao dịch cưỡng bức nào có thể tồn tại ở Liên Hiệp Đại Việt hoặc ở một nơi nào thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Đại Việt, trừ trường hợp trừng phạt thích đáng đối với tội phạm hình sự mà đương sự phạm phải. Quốc hội có quyền thực thi điều này bằng quyền lập pháp tương ứng.

Liên Hiệp Đại Việt không giới hạn số lượng các đảng chính trị công khai hoạt động một cách chính đáng và ôn hòa trên tinh thần tôn trọng luật pháp gìn giữ và bảo vệ nền hòa bình của nhân dân và các dân tộc Đại Việt. Nhưng sẽ giới hạn số lượng với 7 đảng chính trị mạnh nhất (có số lượng đảng viên nhiều nhất theo thứ tự) trong tất cả các đảng chính trị được tham gia vào sinh hoạt thường niên của Quốc Hội.

Các đảng chính trị có quyền tự do sinh hoạt, sát nhập, hoặc chia tách, nhưng phải công khai trước Quốc Hội Liên Hiệp Đại Việt và phải đảm bảo trật tự xã hội, không phạm pháp và gây cản trở, hoặc xúc phạm đến các quyền tự do và quyền mưu cầu sống của công dân và của các đảng chính trị khác.

ĐIỀU 21: Những bang mới có thể được Quốc hội chấp nhận gia nhập vào Liên Bang này; nhưng không một bang mới nào sẽ được thành lập hoặc dựng nên dưới thẩm quyền của bất cứ bang nào khác; cũng không một bang nào sẽ được hình thành bằng cách sát nhập hai bang trở lên hoặc các vùng của các bang khác nếu không được sự đồng ý của cơ quan lập pháp ở các bang có liên quan cũng như của Quốc Hội Liên Hiệp Đại Việt.

Quốc Hội có quyền hoạch định và xây dựng các luật lệ và quy chế cần thiết liên quan tới lãnh thổ hoặc sở hữu khác thuộc về Liên Hiệp Đại Việt; và không một điều nào trong hiến pháp này sẽ được giải thích làm tổn hại đến bất cứ tuyên bố nào của Liên Hiệp Đại Việt hay của bất cứ một bang cụ thể nào khác.

ĐIỀU 22: Liên Hiệp Đại Việt sẽ đảm bảo cho mỗi bang trong Liên Bang này một thể chế chính quyền Liên Hiệp; và sẽ bảo vệ mỗi bang chống lại sự xâm lược; và theo yêu cầu của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp (khi cơ quan lập pháp không thể nhóm họp) để chống lại tình trạng bạo lực trong nước.

Các bang đều có quyền tự do thúc đẩy phát triển mới về môi trường – khoa học – kỹ thuật – công nghệ – kỹ thương – xây dựng – nghệ thuật – văn hóa truyền thống – du lịch – mức sống xã hội – khu vực sinh hoạt cộng đồng -..v.v…. Mà không phải chịu bất kỳ bị ảnh hưởng bởi sức ép của các bang khác, trừ những trường hợp việc phát triển của bang gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các bang khác, đồng thời xúc phạm đến lợi ích của các bang khác trong mọi lĩnh vực và không được Quốc Hội thông qua.

.

.

– CHƯƠNG 6 –

.

ĐIỀU 23: Khi hai phần ba thành viên của cả hai Viện đều xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của các cơ quan Lập Pháp ở hai phần ba các bang, Quốc Hội sẽ đưa ra những điều sửa đổi với Hiến Pháp này và sẽ triệu tập Đại Hội để đề xuất những điều sửa đổi; cả trong hai trường hợp chúng đều có hiệu lực như một bộ phận của hiến pháp khi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang, hoặc bởi Đại Hội của ba phần tư các bang.

Quốc Hội sẽ bác bỏ vô điều kiện với bất kỳ đòi hỏi và yêu cầu nào cho dù có sự đồng thuận trên hai phần ba của cả hai Viện nhằm sửa đổi Hiến Pháp để làm tăng thêm quyền lực cho Tổng Thống, hoặc cho chủ tịch Thượng Viện, hoặc cho chủ tịch Hạ Viện, hoặc cho chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Liên Bang, hoặc cho thẩm phán Tòa Án Tối Cao khi có sự bảo trợ của ít nhất 10 nghị sĩ ngăn chận sự đồng thuận này.

ĐIỀU 24: Hiến pháp này, các đạo luật của Liên Hiệp Việt Nam được ban hành theo Hiến Pháp Liên Hiệp Đại Việt này, mọi điều ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Liên Hiệp Việt Nam sẽ là luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này, bất cứ một điều gì trong Hiến Pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiếp Pháp Liên Bang đều không có giá trị.

Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên của cơ quan lập pháp các bang, các quan chức trong cơ quan hành pháp của Liên Bang lẫn tiểu bang và các lãnh đạo đảng chính trị đều phải tuyên thề: “Tôi trân trọng tuyên thề rằng, tôi sẽ giữ chức vụ (nghị sĩ, công chức, lãnh đạo đảng……) trực thuộc Liên Hiệp Đại Việt với lòng trung thành tuyệt đối với nhân dân, với tổ quốc, tôi sẽ không kích động bạo lực – không đòi ly khai – không ủng hộ phiến loạn chống lại Liên Hiệp Đại Việt, tôi tôn trọng nền hòa bình và độc lập của Liên Hiệp Đại Việt, tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, gìn giữ và bảo vệ hiến pháp Liên Hiệp Đại Việt” trước Quốc Hội. Nhưng không một điều kiện tôn giáo nào bị coi là bắt buộc như tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào các chức vụ, công sở của Liên Hiệp Các Dân Tộc Đại Việt Và Biển Đông.

Hiến Pháp này sẽ được đưa vào tất cả chương trình giáo dục của Liên Hiệp Đại Việt, mỗi kỳ tốt nghiệp các cấp học, công dân phải tuyên thề trước công chúng: “Tôi trân trọng tuyên thề rằng, tôi trung thành tuyệt đối với tổ quốc, tôn trọng tuyệt đối quyền bất khả xâm phạm – quyền mưu cầu sống của công dân Liên Hiệp Đại Việt, tôi sẽ không kích động bạo lực – không đòi ly khai – không ủng hộ phiến loạn chống lại Liên Hiệp Đại Việt, tôi tôn trọng nền hòa bình và độc lập của Liên Hiệp Đại Việt, tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, gìn giữ và bảo vệ hiến pháp Liên Hiệp Đại Việt.”

Trong thời bình, tất cả công dân ngoại quốc từ 7 tuổi trở lên có nguyện vọng trở thành công dân Liên Hiệp Đại Việt phải nắm vững bản hiến pháp này. Công dân ngoại quốc chỉ được trở thành công dân Liên Hiệp Đại Việt khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý và các nghĩa vụ cần thiết và sau khi đã tuyên thề: “Tôi trân trọng tuyên thề rằng, tôi trở thành công dân Liên Hiệp Đại Việt với lòng trung thành tuyệt đối với tổ quốc, tôn trọng tuyệt đối quyền bất khả xâm phạm – quyền mưu cầu sống của công dân Liên Hiệp Đại Việt, tôi sẽ không kích động bạo lực – không đòi ly khai – không ủng hộ phiến loạn chống lại Liên Hiệp Đại Việt, tôi tôn trọng nền hòa bình và độc lập của Liên Hiệp Đại Việt, tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, gìn giữ và bảo vệ hiến pháp Liên Hiệp Đại Việt.”

.

.

– CHƯƠNG 7 –

.

ĐIỀU 25: Việc các đại hội của 44 bang phê chuẩn là đủ điều kiện để thết lập Hiến Pháp giữa các bang (vốn cùng tham gia phê chuẩn Hiến Pháp này).

Danh sách các đại biểu của các bang và các đảng chính trị tham gia Hội Đồng Lập Hiến năm 2013:

……………………………..

Bình luận về bài viết này